Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Công nghệ rượu giả ở Trung Quốc

Công nghệ rượu giả ở Trung Quốc

Nạn làm rượu vang giả ở Xương Lê nghiêm trọng và phổ biến đến mức ngay cả người dân bình thường cũng biết công thức pha chế.



Huyện Xương Lê, tỉnh Hà Bắc là một trong những nơi sản xuất rượu vang đỏ nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Huyện duyên hải nhỏ này lâu nay thậm chí được so sánh với vùng Bordeaux của Pháp. Nơi đây có tới 45 cơ sở sản xuất rượu với nhiều nhãn hiệu như Great Wall, Maotai và Dragon Seal, theo tờ South China Morning Post (SCMP). Rất nhiều hộ gia đình ở Xương Lê có vườn nho hoặc có người thân làm trong ngành rượu. Tuy nhiên, hầu hết người dân lại cảnh giác với chính thứ đặc sản đã làm địa phương mình trở nên nổi tiếng. “Chúng tôi nghe chuyện rượu giả, kém chất lượng từ lâu rồi”, ông Triệu Vân Phong, một người dân địa phương, nói với SCMP. Ông tiết lộ: “Khi nào cần rượu, gia đình tôi phải nhờ người làm trong nhà máy của Great Wall mua giúp”.

Ai cũng có thể làm

Người dân Xương Lê không chỉ biết có nhiều cơ sở sản xuất rượu giả mà còn biết rượu giả được làm như thế nào. SCMP dẫn lời một người trồng nho cho hay hầu hết các cơ sở ở đây pha nước, nhiều loại hóa chất, màu nhân tạo cùng nước cốt nho để tạo thành rượu vang đỏ. Thậm chí, một số loại không có nước cốt nho mà chỉ là hỗn hợp cồn, hóa chất và phẩm màu. Ông này từ chối cho biết danh tính vì sợ bị báo thù. Trên con đường dẫn đến nhà ông có rất nhiều xưởng sản xuất rượu vang. Ông khẳng định: “80% rượu được làm từ những nhà máy trên con đường này không phải 100% nước cốt nho”. Ông cho biết thêm nhiều người trong làng làm việc cho các tụ điểm pha chế rượu giả và tình trạng này diễn ra ít nhất đã 3 năm.

Người trồng nho trên than thở rằng vì lợi nhuận trước mắt, các cơ sở sản xuất rượu đã bán đứng danh tiếng lâu đời của Xương Lê. Ông phân tích: “Để làm rượu vang, phải mất 3 hoặc 4 tháng để chiết xuất và lên men cốt nho. Trong khi đó, chỉ cần trộn nước với hóa chất là qua một đêm sẽ có lời. Với kiểu làm ăn như vậy, hoàn toàn có thể làm ra một chai rượu với chi phí dưới 12 nhân dân tệ (hơn 35 ngàn đồng - NV)”. Các chai rượu giả được phân phối đến Bắc Kinh và các thành phố ở phía nam, theo SCMP. Dù các nhãn hiệu của chúng trông giống y như thật nhưng như dân Xương Lê khẳng định với SCMP: “Nếu bạn mua một chai rượu ở Bắc Kinh chỉ với giá dưới 30 nhân dân tệ thì chắc chắn đó là đồ giả”.



"Để làm rượu vang, phải mất 3 hoặc 4 tháng để chiết xuất và lên men cốt nho. Trong khi đó, chỉ cần trộn nước với hóa chất là qua một đêm sẽ có lời"

Một người trồng nho ở Xương Lê

Quản lý của một công ty rượu tiết lộ cho Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng công ty anh cung cấp rượu nguyên liệu cho 8 xưởng ở Xương Lê để pha trộn. Còn một chủ tiệm bán chất phụ gia thì cho tờ SCMP hay nhiều khách hàng đến mua các thành phần để làm rượu vang giả đến nỗi cô có thể “tự học” công thức pha chế. Ngoài ra, một nhân viên kinh doanh cho biết công ty in của anh liên tục giao mẫu nhãn hiệu của các công ty nổi tiếng cho các xưởng rượu.

Nước đường pha hóa chất…

Nạn rượu giả ở Xương Lê có nguyên do một phần từ quy định kiểm soát chất lượng quá lỏng lẻo. Tờ SCMP dẫn lời một người dân địa phương nói: “Thành thật mà nói, tôi không nghĩ các nhà chức trách quan tâm. Năm ngoái, một trong các cơ sở sản xuất rượu gần nhà tôi bị phạt 10.000 nhân dân tệ vì làm rượu giả nhưng họ có sợ đâu”. Ông cho rằng mức phạt trên chẳng thấm vào đâu và không đủ mạnh để răn đe vì “chỉ cần qua một đêm, họ có thể kiếm lại số tiền đó”. Cũng vì làm rượu giả quá dễ nên ngày càng ít nhà máy đến mua nho của nông dân. “Bọn chế rượu giả đang khiến đời sống của chúng tôi càng khó khăn hơn”, ông bức xúc.

Dư luận Trung Quốc chỉ biết đến tình trạng làm ăn gian trá ở Xương Lê sau khi CCTV phát phóng sự điều tra hồi cuối tháng trước. Trong một cuộc phỏng vấn, nhân viên quản lý của một công ty rượu thừa nhận rằng nhiều loại rượu vang được sản xuất tại Xương Lê chỉ chứa 20% nước cốt nho, phần còn lại là nước đường pha hóa chất, bột màu và hương vị. Ngay sau đó, chính quyền địa phương lập tức tiến hành điều tra. Kết quả là 6 người bị bắt, gần 30 cơ sở sản xuất rượu giả bị đình chỉ hoạt động, hơn 5.300 hộp rượu giả và 19 chai rượu không dán nhãn bị tịch thu, theo Tân Hoa xã.

Sau khi vụ việc bị phanh phui, tất cả rượu được sản xuất từ Xương Lê đều bị dỡ khỏi các kệ hàng trên toàn quốc, theo SCMP. Một chủ tiệm rượu sỉ cho biết: “Tôi thường bán rượu với giá 30 nhân dân tệ/chai, nhưng bây giờ tôi không biết đó là hàng thật hay giả. Cách tốt nhất là không bán chúng nữa để tránh phiền phức”. Còn một quan chức địa phương cho hay các cửa hàng và siêu thị đang xin giấy chứng nhận chất lượng trước khi đưa các loại rượu trở lại kệ bán. Tuy nhiên, sau nhiều vụ tai tiếng chấn động liên tục, chính quyền Trung Quốc sẽ phải rất nỗ lực mới có thể khôi phục lòng tin của người tiêu dùng đối với rượu vang Xương Lê và nhiều mặt hàng thực phẩm khác ở nước này.

Văn Khoa

Gia vị lẩu (sa tế Tứ Xuyên): Có chất gây ung thư

(ANTĐ) - Thông tin về việc Trung Quốc vừa phát hiện một loại gia vị lẩu (sa tế Tứ Xuyên) có chứa chất gây ung thư đang khiến nhiều thực khách hoang mang, lo ngại. Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi tại Hà Nội, các loại gia vị, sa tế lẩu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan.

Khu vực chợ tạm Phùng Hưng là địa chỉ nổi tiếng về các mặt hàng khô, phụ gia thực phẩm trên địa bàn Hà Nội. Ghi nhận tại một số ki ốt đồ khô ở đây, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm phụ gia, gia vị thực phẩm, sa tế lẩu… được bày bán tràn ngập và hầu hết là hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Tại ki ốt Ng.Ph, chúng tôi mua được một gói gia vị lẩu với giá 12.000 đồng, trên bao bì được ghi bằng chữ Trung Quốc, không hề có dòng nhãn phụ nào bằng tiếng Việt, ngoại trừ con số 12 mà chúng tôi có thể đọc được. Chủ cửa hàng chỉ vào con số 12 này và cho biết đó chính là “hạn sử dụng”. Tuy nhiên khi hỏi về ngày sản xuất thì chủ hàng không thể tìm thêm được con số nào khác trên bao bì. Cũng theo chủ hàng giới thiệu, loại sa tế này được hầu hết các hàng lẩu ở Phùng Hưng mua về làm gia vị.
Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra mặt hàng thực phẩm từ nay đến cuối năm, trong đó phụ gia thực phẩm là một trong những mặt hàng trọng tâm được chú ý.
Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra mặt hàng thực phẩm từ nay đến cuối năm, trong đó phụ gia thực phẩm là một trong những mặt hàng trọng tâm được chú ý.
Tiếp tục khảo sát tại chợ Đồng Xuân, các loại gia vị lẩu, sa tế có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tràn ngập hơn, giá cả cũng có vẻ “mềm” hơn. Nhu cầu tiêu thụ các loại phụ gia thực phẩm, sa tế nấu lẩu khá lớn, đặc biệt tăng vào mùa đông.
Tại ki ốt Ph.L, khi chúng tôi hỏi mua loại sa tế Tứ Xuyên, chủ hàng cho biết nếu mua số lượng lớn về làm hàng thì giá chỉ 7.000 đồng/gói. Cũng giống như các ki ốt ở Phùng Hưng, các loại gia vị lẩu, sa tế Trung Quốc được bày bán ở đây đều không có nhãn phụ tiếng Việt. Một chủ ki ốt chia sẻ kinh nghiệm khi chúng tôi hỏi về chất lượng và cách chọn sa tế “loại có chữ “S” màu xanh ở góc trên bên phải là hàng ngon”. Dò hỏi thêm về thông tin có loại sa tế Trung Quốc chứa chất gây ung thư, chị chủ ki ốt này cho biết có nghe nói nhưng “gia vị, sa tế dùng làm lẩu thì hầu hết là của Trung Quốc, các cửa hàng lẩu vẫn đến mua hàng chục kilôgam về sử dụng chứ người dân mua lẻ thì có bán được mấy đâu mà lo”.
Do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đang tăng mạnh trong dịp giáp Tết Nguyên đán nên Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra mặt hàng thực phẩm từ nay đến cuối năm, trong đó phụ gia thực phẩm là một trong những mặt hàng trọng tâm được chú ý. Riêng với mặt hàng gia vị lẩu, sa tế có nguồn gốc Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang trong thời gian gần đây, Cục ATVSTP - Bộ Y tế cũng đã cử đoàn đi kiểm tra thị trường, lấy mẫu một số gói gia vị lẩu gửi cơ quan chức năng kiểm nghiệm.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết, hiện Cục cũng đang kiểm tra, xác minh về thông tin phụ gia lẩu Tứ Xuyên (Trung Quốc) có chứa chất gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng. Theo quy định, tất cả hàng hóa phụ gia thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài khi nhập vào Việt Nam phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm.
Với những loại gia vị, phụ gia thực phẩm, sa tế lẩu bày bán trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc cũng như các nước khác mà không có công bố chất lượng sản phẩm, không có nhãn phụ tiếng Việt ghi rõ thành phần, xuất xứ (đơn vị nào sản xuất, đơn vị nào nhập khẩu, địa chỉ, ngày sản xuất, hạn sử dụng…) thì đều sai quy định của pháp luật về công bố chất lượng ATVSTP. Các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm nói chung, các nhà hàng lẩu nói riêng mà buôn bán, sử dụng sản phẩm gia vị, sa tế không rõ nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm cũng là hành vi vi phạm quy định về đảm bảo ATVSTP, nếu kiểm tra phát hiện được sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

Thu hồi ly thủy tinh Trung Quốc nhiễm chì | LAODONG

Thu hồi ly thủy tinh Trung Quốc nhiễm chì LAODONG
http://laodong.com.vn/Chuyen-muc/Xa-Hoi/3
Thu hồi ly thủy tinh Trung Quốc nhiễm chì
Thứ Sáu, 14.1.2011 | 10:26 (GMT + 7)
Ngày 13.1, đại diện hệ thống siêu thị Co.opMart cho biết, mặt hàng ly thủy tinh Trung Quốc bị phát hiện nhiễm chì đã bị dỡ khỏi quầy trên toàn hệ thống.

Bộ 4 cốc uống nước chứa catmi do McDonald phân phối. Loại sơn dùng để in hình các nhân vật của phim Shrek có chứa chất độc catmi. Ảnh: AP
Trước đó ngày 10.1, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã có thông báo kết quả khảo sát, kiểm tra, thử nghiệm cho thấy mẫu ly in hình ảnh và nhân vật hoạt hình dành cho trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc chứa hàm lượng chì (Pb) vượt mức cho phép và nhiều chất độc hại khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.

Nhiều mẫu ly chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài ngàn lần. Cụ thể, ly thủy tinh Flower Beautiful vượt 2.083 lần, ly Romantic Blue rose vượt 2.187 lần; ly Beautiful the World Flower vượt 2.191 lần...

Tại chợ Bình Tây, Ban quản lý chợ cho biết: “Cơ quan chức năng đã đến kiểm tra tại chợ và chưa phát hiện loại ly thủy tinh Trung Quốc nhiễm độc. Dù vậy, Ban quản lý chợ vẫn kiểm tra, theo dõi. Nếu phát hiện sản phẩm độc hại này chúng tôi sẽ lập tức báo cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy”.

* Về các sản phẩm thịt gia súc, trứng và thịt gia cầm nhập khẩu từ Đức có khả năng nhiễm dioxin, trên thị trường TP.HCM hiện chủ yếu có xúc xích nhập khẩu từ Đức, các loại thịt, trứng… của Đức gần như không thấy bày bán.
Theo TNO

Làm trứng gà giả ở Trung Quốc - Tuổi Trẻ Online

Làm trứng gà giả ở Trung Quốc - Tuổi Trẻ Online
Thứ Tư, 08/04/2009, 07:15 (GMT+7)TUỔI TRẺ
Làm trứng gà giả ở Trung Quốc
TT - Ngày 31-3, Nhiệm Vĩnh Hưng ở huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã ra đầu thú với cơ quan công an sau ba ngày bị truy nã. Lời khai của người này về công thức sản xuất loại trứng gà giả đã làm rúng động dư luận Trung Quốc.
Nhiệm Vĩnh Hưng đã trốn khỏi địa phương một ngày sau khi báo Tế Lỗ Buổi Tối vạch trần hành vi sản xuất trứng gà giả của ông ta trên mặt báo hôm 27-3. Tác giả bài báo là một phóng viên của báo Tế Lỗ Buổi Tối từng giả làm học viên trong lớp dạy cách làm trứng gà giả của Hưng.
Trứng gà dai như cao su
Cũng trong ngày 27-3, Tân Hoa xã đưa tin một người họ Trương ở thành phố Tế Nam (Sơn Đông) phản ảnh mua phải loại trứng gà “khi luộc lên không ăn nổi do dai giống như cục tẩy cao su của học sinh”. Nguồn tin Tân Hoa xã còn cho biết thông tin trứng gà giả đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2005, tuy nhiên cách làm thì không ai rõ.
Theo báo Thanh Niên Bắc Kinh, từ cuối tháng 2-2009, người dân khu vực thành thị như Hạ Môn (Phúc Kiến), Hợp Phì (An Huy), Vận Thành (Sơn Đông), Thanh Đảo... đã phản ảnh lên cơ quan giám sát chất lượng địa phương thông tin họ mua phải loại trứng gà rất kỳ quái. Loại trứng này khi còn tươi trông như trứng gà thật, tuy nhiên khi nấu chín thì lòng trắng và lòng đỏ trứng trở nên rất cứng và dai như cao su, thậm chí có thể tung hứng như trái bóng bàn hoặc khi đập ra lòng đỏ trứng gà vẫn còn dính chặt với lớp vỏ trứng.
Ngày 17-2, chương trình tin buổi trưa của Đài truyền hình Thâm Quyến (http://video.sina.com.cn/finance/consume/puguangtai/20090217/163613959.shtml) chiếu cảnh nhân viên kiểm tra của cơ quan giám sát chất lượng thực phẩm thành phố Hạ Môn tiến hành kiểm tra nguồn trứng tươi đang tiêu thụ ở thị trường này. Đoàn phát hiện trứng giả đã có mặt ở các quầy bán trứng tươi. Bản tin này còn quay cảnh một lớp học đào tạo “làm trứng gà nhân tạo” ở huyện Vận Thành, tỉnh Sơn Đông (nơi Nhiệm Vĩnh Hưng ra đầu thú). Đoạn phim có lấy ý kiến ông Hà Vĩnh Thành, giáo sư khoa sinh vật - hóa học thuộc Đại học Trung Văn Hong Kong. Ông cho biết những loại hóa chất dùng làm trứng gà giả tuy cơ bản không phải là chất độc, nhưng nếu sử dụng lâu dài thì không biết được hậu quả đối với sức khỏe con người như thế nào.
Giá chỉ bằng nửa trứng gà thật
Báo Văn Hối cho biết vào ngày 27-3, các cơ quan chức năng huyện Vận Thành đã lập tổ điều tra nơi ở của Hưng và tịch thu một số nguyên vật liệu mà y dùng để làm trứng gà giả. Một người thuần thục nghề có thể tự làm 3.000-4.000 quả trứng trong một ngày với giá thành chỉ bằng nửa giá trứng gà thật. Báo Văn Hối Hong Kong còn cho biết thêm Hưng từng đề nghị học viên (phóng viên báo Tế Lỗ Buổi Tối) đi tìm đầu mối hợp tác với các trang trại nuôi gà trong địa bàn để trộn trứng gà giả với trứng gà thật bán ra thị trường kiếm lời.
Ngày 6-4, Tân Hoa xã đã đưa ra một số chỉ dẫn phân biệt trứng gà giả và trứng gà thật cho người tiêu dùng: màu sắc vỏ trứng giả sáng hơn so với vỏ trứng thật nhưng không rõ ràng lắm. Khi lắc trứng gà giả có tiếng động khô. Trứng thật khi ngửi có mùi hơi tanh, nhưng trứng giả thì không...
MỸ LOAN - LAM VŨ
(Theo Tân Hoa xã, Văn Hối, Hàng Châu, Tế Lỗ Buổi Tối)

Gạo giả ở Trung Quốc - 1/22/2011 - Tuổi Trẻ

Gạo giả ở Trung Quốc - 1/22/2011 - Tuổi Trẻ
BÁO TUỔI TRẺ 
Gạo giả ở Trung Quốc 
* Không có gạo Trung Quốc tại TP.HCM
TT - Cơn “dư chấn” rượu giả, sữa giả, đậu giả, trứng giả... chưa lắng dịu thì thị trường Trung Quốc phải đối mặt với nạn làm gạo giả có độc tính cao
Báo The Korea Times dẫn nguồn từ tuần báo Hong Kong cho biết gạo giả được làm từ khoai tây hoặc khoai lang xay nhuyễn, tạo hình thành hạt gạo rồi sau đó đem trộn với nhựa cao su tổng hợp để định hình và tạo độ trắng cho hạt gạo. Loại gạo này đang xuất hiện ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Báo trên dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Hội Liên hiệp các nhà hàng ở Trung Quốc cho biết: “Nếu ăn ba chén cơm nấu từ gạo trên sẽ tương đương với ăn một túi nhựa vinyl”. Nhựa vinyl là loại nhựa dùng trong ngành công nghiệp sản xuất áo mưa, đĩa hát và bìa cứng...  Thông tin về gạo “nhựa” đã được báo chí Hàn Quốc, SingaporeHong Kong đưa những ngày qua, tuy nhiên chưa có phản hồi từ phía cơ quan chức năng Trung Quốc.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh ngành gạo VN, rất khó xảy ra chuyện gạo Trung Quốc xuất sang VN. Theo ông Huỳnh Công Thành - tổng giám đốc Công ty Lương thực TP.HCM, tại thị trường miền Nam nguồn cung gạo chủ yếu từ các tỉnh miền Tây. Từ trước đến nay dòng chảy gạo miền Nam ra Bắc khá phổ biến, gần như không có chiều ngược lại. Giá gạo thị trường trong nước đang giảm do vào mùa nên cơ hội cho gạo Trung Quốc tại thị trường VN là không có.
MỸ LOAN - DUY PHÚC - N.BÌNH